Khi gia đình bạn có nhu cầu cần chuyển nhà, phòng trọ… bạn cần vận chuyển các đồ nặng cũng như các thiết bị điện gia dụng. Trong đó tủ lạnh là thiết bị điện bạn cần phải chú ý trong quá trình vận chuyển để giảm tránh va chạm mạnh khiến tủ lạnh không đảm bảo sẽ hoạt động ổn định gây hư hỏng. Bài viết sau đây Điện Lạnh Tiến Nhân xin chia sẽ Hướng dẫn vận chuyển tủ lạnh đúng cách an toàn để bạn phòng tránh trong quá trình vận chuyển tủ lạnh nhé!
Cách bọc tủ lạnh khi vận chuyển
CÁC BƯỚC VẬN CHUYỂN TỦ LẠNH AN TOÀN ĐÚNG CÁCH :
B1 : Lấy hết tất cả những thực phẩm trong tủ lạnh ra
Bạn cần chắc chắn rằng tất cả những thực phẩm trong tủ phải được lấy ra ngoài hết nếu không trong quá trình di chuyển những thực phẩm đó có thể rơi, đỗ vỡ và có thể làm cho tủ lạnh của bạn bị hỏng hóc, bạn cũng cần phải để ráo nước trong quá trình lau chùi tủ để nước không bị rò rỉ tránh vi khuẩn xâm nhập vào tủ lạnh.
B2 : Lấy hết các khay, kệ ngăn tủ lạnh ra bên ngoài
Việc làm này vô cùng cần thiết bởi vì khi bạn tháo khay kệ ra ngoài giúp cho tủ lạnh giảm được trọng lượng mà còn giúp cho khay kệ không bị xáo trộn trong quá trình vận chuyển.
» Chú ý : Bạn phải chắc chắn rằng khi tháo khay ra khỏi tủ thì việc lắp vào cũng sẽ đơn giản như lúc bạn tháo chúng ta.
B3 : Ngắt kết nối nguồn điện từ tủ lạnh
Bạn phải chắc chắn rằng phích cắm điện của tủ lạnh phải được rút ra khỏi ổ cắm nếu không sẽ gây nguy hiểm khi bạn tháo gỡ khay, vệ sinh và di chuyển tủ lạnh.
» Chú ý : Sau khi rút phích cắm ra bạn nên quắn nó lại thật gọn để tránh hiện tượng nó sẽ cản trở bạn khi bạn di chuyển tủ lạnh.
B4 : Xã tủ và vệ sinh lau khô tủ lạnh trước khi di chuyển
Công việc này khá tốn nhiều thời gian nên bạn cần phải thực hiện trước khi dọn nhà ít nhất là 6 đến 8 tiếng. Việc di chuyển tủ trong khi còn băng hay đọng nước sẽ vô cùng nguy hiểm bởi vì trong quá trình di chuyển tủ sẽ bị rung lắc khá mạnh và nước có thể vô tình vào được những phần hỡ trong thiết bị.
Cách vận chuyển tủ lạnh bằng xe máy
B5 : Buộc chặt cửa tủ lạnh lại bằng dây
Bạn nên sử dụng một sợi dây lớn để tránh chúng có thể vô tình bung ra ngoài và gây hại cho chính chiếc tủ lạnh của bạn. Tuy nhiên hãy cẩn thận không nên buộc các cánh cửa tủ quá chặt vì có thể bạn sẽ khó mở chúng ra sau khi quá trình vận chuyển kết thúc.
» Chú ý : Trước khi thực hiện bước cố định cửa tủ bạn cần phải lưu ý thực hiện tốt bước 4 bởi vì nếu bạn không lau thật khô tủ thì trong điều kiện đóng chật tủ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và nấm mốc phát triển bên trong của tủ lạnh.
Tìm hiểu thêm : Sữa chữa tủ lạnh
B6 : Bắt đầu di chuyển tủ nhẹ nhàng, cẩn thận, an toàn
Bạn cần chú ý di chuyển tủ thật nhẹ nhàng tránh tình trạng va chạm gây trầy xước hay hỏng hóc cho tủ.
» Chú ý : Trong quá trình di chuyển nếu có đi lên hoặc xuống cầu thang bạn cần chú ý nên có sự hỗ trợ từ ít nhất 2 người.
B7 : Đặt tủ lạnh vào vị trí thích hợp mới, kết nối với nguồn điện và sử dụng
Sau khi quá trình di chuyển tủ lạnh kết thúc, bạn có thể đặt tủ lạnh vào vị trí mới mà bạn đã chọn trước đó và tiếp tục sử dụng lại như ban đầu.
» Chú ý : Không nên vội cắm điện vào dùng ngay, bạn nên để tủ lạnh ngay vị trí mới khoảng 2 hay 3 tiếng rồi hãy cắm điện vào như vậy sẽ đảm bảo hơn về yếu tố an toàn cũng như đề phòng trường hợp bạn muốn thay đổi vị trí đặt tủ.
Bạn không nên tự một mình bạn di chuyển tủ vì tủ lạnh thường khá nặng nếu tủ lạnh không may rơi có thể gây tổn thương cho bạn. Và bạn nên chú ý đọc kĩ hướng dẫn sử dụng của tủ trước khi di chuyển tủ lạnh.